Tên gọi khác: Tỏi lào, Sâm cau, Tỏi đỏ
Tên khoa học: Bulbus Eleutherinis subaphyllae
Giới thiệu: Cây thảo cao 30-60cm. Thân hành (thường gọi là củ) giống củ hành nhưng dài hơn, có vẩy màu đỏ nâu. Lá hình giáo dài, gân lá song song. Hoa trắng hoặc vàng mọc thành chùm. Quả nang, chứa nhiều hạt.
Cây mọc hoang và thường được trồng lấy củ làm thuốc ở nhiều nơi như Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam….
Thu hái, sơ chế: Có thể đào lấy củ sau khi trồng 1 năm trở lên. Nếu chưa dùng ngay thì tách ra từng củ, rũ sạch đất, để nguyên cả rễ và lớp vỏ khô ở ngoài, cắt bỏ phần thân lá, để trong cát ẩm hay chỗ mát cho củ lâu khô (chỉ để được vài tháng). Nếu dùng ngay thì rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, tán bột hoặc để nguyên miếng.
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính mát
Quy kinh: Phế, can, thận
Thành phần hóa học: Các dẫn chất naphtoquinon: eleutherin, isoeleutherin, eleutherol.
Tác dụng: Giải độc, bổ huyết
Chủ trị: Chữa các bệnh ngoài da: mụn nhọt, chốc lở, tràm nhiễm khuẩn, viêm da có mủ, tổ đỉa vẩy nến. . .
Chữa phế nhiệt sinh ho: viêm họng cấp và mãn
Chữa thiếu máu (huyết hư): da xanh, mệt mỏi
Liều dùng, cách dùng: 4 – 12gkhô, 12 – 30gtươi/24h sắc, bột, viên, ngâm rượu.