Tên khoa học: Flos Lonicerae
Giới thiệu: Loại dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 – 5cm, dài 38cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng.
Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5-3,5cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu, màu đen. Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.
Cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao bằng, Hoà bình, Thanh hoá, Lào cai…
Thu hái, chế biến: Hoa hái lúc mới chớm nở, màu còn trắng chưa chuyển vàng. Nên hái vào khoảng 9-10 giờ sáng (lúc này sương đã ráo), nhặt bỏ tạp chất, đem tãi mỏng phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ đến khô.
Mô tả dược liệu: Nụ hoa hình ống dài 0,8-1,6cm, hơi cong, màu vàng nhạt, dưới nhỏ, đường kính 11,25mm, trên phồng to, đường kính 23mm. Lác đác có hoa mới nở, dưới nhỏ, trên loe hình môi. Mặt ngoài có lông trắng nhỏ mịn (soi kính lúp), phía dưới có đài nhỏ hình chén 5 răng, màu nâu vàng, dài khoảng 11,5mm. Chất nhẹ, hơi giòn, mùi thơm, vị hơi đắng.
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh Phế, Vị
Thành phần hoá học: Flavonoid, saponin.
Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt.
Công dụng: Kháng khuẩn, chống dị ứng. Dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa, mày đay, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp, giang mai, rôm sảy.
Có thể chế thành trà uống mát, trị ngoại cảm phát sốt, ho và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, tiêu độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 – 16g. Dạng thuốc sắc, hãm, cao, viên. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều không nên dùng.
Bảo quản: Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hũ có lót vôi sống.