Tên khoa học: Solanum procumbens
Tên gọi khác: cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà hải nam, cà quạnh, quánh, gai cườm
Mô tả: Cà gai leo mọc cao từ 1 – 2 mét, phân ra nhiều nhánh nhỏ, cây đến tuổi trưởng thành phát triển thêm các lông phân nhánh, thân và cành của cà gai leo có hình trụ có màu xanh nhạt, nâu xám hoặc vàng nâu mọc thêm nhiều gai uốn ngược có độ dài từ 2 – 4mm
Lá cà gai leo thuôn dài hoặc hình trứng ở trên các cành còn với lá ở dưới thân gốc có hình rìu hoặc hơi tròn, mặt trên sẫm, mặt dưới có nhiều lông tơ màu trắng, có gai ở gân chính, thể hiện rõ rất ở mặt trên của lá
Cây cà gai leo thường ra hoa vào khoảng từ tháng 04 – 09 sau đó tạo quả từ tháng 09 – 12, quả có màu đỏ, mọng bóng, đường kính từ 7 – 9mm, hạt bên trong có màu vàng nhạt, hình ovan hoặc hình elip có kích thước 3x2mm
Bộ phận dùng: Rễ, cành lá, quả
Môi trường sinh trưởng:
Cà gai leo là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt, chịu ngập úng kém, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất phù sa, đất pha cát, đất ba gian.
Là loại cây mọc hoang ở khu vực ven rừng, địa hình có độ cao dưới 300m, đây là loại thực vật bản địa sinh trưởng chủ yếu ở các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây phân bổ khắp các khu vực nhưng có thể dễ tìm thấy nhất ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An
Thu hái: Cành, lá và rễ của cây có thể được thu hái quanh năm phục vụ cho việc làm dược liệu nấu cao khô, cao nước, cao bột, cốm vị thuốc.
Cây sau khi được thu hái sẽ được sơ chế bằng việc rửa sạch, thái lát, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc uống
Thành phần hoá học: Ancaloid, tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon, glycoalcaloid
Tính vị: Tính ấm, vị the, hơi có độc
Công năng: Phát tán, phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu
Chủ trị: Phong thấp, nhức đầu các gân xương, ho khan, ho gà, dị ứng, xơ gan, viêm nhiễm vùng miệng.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng từ 16g – 20g dạng thuốc sắc. Có thể phối hợp các vị thuốc khác theo chỉ định của bác sỹ