Cao dược liệu là dạng bào chế được chiết xuất hoặc bào chế bằng cách cô đặc hoặc làm khô các dịch chiết của cây thuốc tự nhiên hoặc động vật cùng với một dung môi thích hợp. Ngày nay, cao dược liệu là nguồn nguyên liệu chính làm thuốc, hoặc có thể dùng trực tiếp để điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh.
Các loại Cao dược liệu:
Cao dược liệu – cao thuốc được chia làm 4 loại, đó là:
+ Cao lỏng:
Thể chất lỏng, sánh, mùi vị đặc trưng
Tỷ lệ từ 1:1 đến 5:1 tùy loại dược liệu
Dễ uống, dễ hấp thu, dễ đong đo, dễ hòa tan các chất khác, dễ chuyển dạng thuốc nước khác.
Ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ hơn cao khác
Dễ bị lắng cặn, kết tủa.
+ Cao đặc:
Khối dẻo quánh, sờ không dính tay, độ ẩm 10-15%
+ Cao mềm:
Sánh như mật đặc, độ ẩm 20-25%
Hai dạng này dễ men mốc, dễ chảy, khó đong đo.
+ Cao khô:
Khối xốp hoặc bột khô đồng nhất, dễ chảy, hàm ẩm <5%, tiện bào chế dạng khác
Dựa vào dung môi chiết: Cao nước, cao cồn…
Dựa vào nguyên liệu nấu cao: có cao thực vật, cao động vật, cao xương, cao toàn tính…
Đặc điểm của cao thuốc
Thường sẫm màu, thành phần khá phức tạp, chứa nhiều nhóm chất: vô cơ, hữu cơ, thứ cấp, sơ cấp, nhiều loại dược liệu làm gây khó khăn trong việc bảo quản và tác động tới tuổi thọ cao.
Cao thuốc, cao dược liệu chứa tổng hợp các thành phần, gần dạng thuốc sắc cổ truyền, phù hợp với người Việt.
Điều chế cao không cần phải trang bị, thiết bị đắt tiền, quy trinh phức tạp.
Cao giúp giảm khối lượng dược liệu, thuận tiện bảo quản hơn dược liệu, là nguyên liệu đầu vào để bào chế dạng hiện đại (nang cứng, nang mềm, viên nén bao phim, bao đường…v.v)